Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009

Lịch họp nhóm tháng 10

Mời bạn tham gia buổi họp sắp tới của nhóm nghiên cứu bảo tồn cảnh quan làng xã truyền thống.

Buổi họp diễn ra vào hồi : 17h 30 thứ 7 ngày 10 tháng 10 năm 2009

Tại : nhà Việt Nhật ( Đại học Xây Dựng Hà Nội )

Nội dung :
+ Ra mắt một số thành viên mới của nhóm nghiên cứu

+ Chuẩn bị cho buổi Găp mặt tháng 10

+ Trao đổi về việc thực hiện sản phẩm du lịch cho Làng Cổ Đường Lâm.

Hẹn gặp bạn tại buổi hop.

Nếu có thắc mắc xin mời bạn liên lạc với Phạm Bích Liên 0983137526

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2009

Thổ Hà đầu mùa thu...

Đến Thổ Hà nhân một chuyến đi, đi để chẳng còn phải lo nghĩ j cả ... đi để tìm lại phần tâm hồn đã làm rơi đâu đó ...

Đến Thổ Hà mong được nhìn thấy cái sự đổi thay từ "làng gốm" trở thành "làng bánh đa", đến Thổ Hà mong được thấy những ngôi nhà không vữa trát, những con ngõ dài, mong được thấy chút xưa cũ của một làng phi nông nghiệp.

Đến Thổ Hà mong là thế cơ mà chẳng được như mong, Thổ Hà cơ man toàn rác, Thổ Hà cũng chẳng thấy nhiều bánh đa (có lẽ 11h trưa thì chẳng còn ai phơi bánh nữa, Thổ Hà lúc 6-7h sáng thì ngập tràn bánh đa, có lẽ sẽ quay lại vào một ngày nào đó gần gần), Thổ Hà chỉ còn lại mỗi một cái biển "Hợp tác xã gốm sành Thổ Hà", thấy những mảnh gốm, những chiếc tiểu sành được đem ra xây nhà chứ cấm tiệt chẳng thấy nhà nào làm gốm cả, khắp các nhà là phên tre phơi bánh, Thổ Hà là làng bánh thật rồi ...







Cơ mà, rời Thổ Hà mới thấy dân ở đó thật nhiều vất vả. Đã từ lâu gốm cùng với làm bánh đa trở thành nghề chính của tất cả mọi người. Không như những làng khác ở đồng bằng Bắc Bộ,người dân Thổ Hà không có đất trồng, thậm chí ngay cả đất ở cũng rất chật hẹp. Đó là lý do mà từ xưa ở cái làng nhỏ này, nhà cửa đã san sát, nhà kề nhà với những con ngõ chật hẹp. Thêm vào đó, hàng năm lũ trên sông Cầu lại đổ về, tất cả nhà cửa ngập sâu trong nước, tất cả sinh hoạt hàng ngày phải dời hết lên tầng hai.

Rời Thổ Hà mà cái cảm giác về một cuộc sống bấp bênh vẫn cứ lởn vờn trong đầu, nếu không đến đây thật khó mà có thể mường tượng nổi...

Rời Thồ Hà mới thấy khó khăn đâu hẳn là cái gì đó kinh khủng, chẳng phải Thổ Hà vẫn là làng khá nhất trong vùng hay sao, chẳng phải ngay cả hiện nay, dân Thổ Hà vẫn dám nói ở Thổ Hà chẳng có nhà nghèo hay sao.

Rời Thổ Hà mới thấy, mình nhẹ hơn nhiều ...

Thông báo chi tiết về địa điểm buổi sinh hoạt


Chương trình được tiến hành vào hồi 17h30 thứ 7 ngày 19/9/2009 tại phòng 608 nhà H1, Đại học Xây dựng (địa điểm trước đây dự kiến là Nhà dự án Việt - Nhật không đủ điều kiện tổ chức).


Lưu ý:
- Gửi xe phía cổng chính trong khu gửi xe sinh viên bên trái nhà H1
- Đi lên tầng 6 bằng thang máy hoặc thang bộ tại sảnh giữa nhà H1

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2009

Mời tham dự buổi sinh hoạt Nhóm Nghiên cứu Bảo tồn di sản làng xã truyền thống

Bạn là người say mê làng cổ, kiến trúc cổ, mang đậm hồn dân tộc và những giá trị văn hóa truyền thống...
Bạn muốn nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quy hoạch, bảo tồn kiến trúc cảnh quan...
Bạn muốn có cơ hội tiếp xúc, làm việc và học hỏi với những giảng viên giàu kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu bảo tồn...
Bạn muốn tìm hiểu cách thức, thu thập kinh nghiệm để thực hiện một đề tài Nghiên cứu khoa học.
Hay bạn là người yêu thích du lịch, nhiếp ảnh, hội hoạ …


Mời bạn hãy tham dự buổi sinh hoạt của nhóm: NGHIÊN CỨU BẢO TỒN DI SẢN LÀNG XÃ TRUYỀN THỐNG

Để đăng ký tham dự buổi sinh hoạt, xin gửi thông tin bao gồm họ tên và trường học/ nơi làm việc tới email: baotondisancqlxttvn@gmail.com

Thời gian: 17h30 thứ 7 ngày 19 tháng 9 năm 2009
Địa điểm: Nhà Dự án Việt Nhật trường ĐH Xây dựng Hà Nội (gần nhà Thí nghiệm 10 tầng)

Chương trình sẽ bao gồm 2 phần chính:
- Tổng kết quá trình nghiên cứu trong 1 năm qua của Nhóm Bảo tồn các di sản làng xã truyền thống.
- Phương hướng hoạt động của nhóm trong giai đoạn sắp tới

Chúng tôi rất hoan nghênh sự góp mặt của bạn.


Thông tin thêm xin xem tại : http://disantruyenthong.blogspot.com/
Hoặc http://www.facebook.com/baotondisantruyenthong
Hoặc http://sanchoixaydung.com/diendan/fo...play.php?f=173


Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Đặng Minh Tùng
Mobile: 0946.074.999
Email : baotondisancqlxttvn@gmail.com

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

Định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam...

Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh Việt Nam hết sức đa dạng, phong phú về cấu trúc, đặc trưng nghệ thuật thể hiện nền văn hoá, nghệ thuật của các thời đại. Đặc biệt các công trình di tích được xây dựng phần lớn sử dụng thợ thủ công, nghệ nhân có tay nghề cao, có kỹ thuật chế tác tinh xảo... Qua năm tháng, bí quyết và truyền thống xây dựng đã được những nghệ nhân, thợ thủ công bảo tồn, phát huy và truyền lại cho đời sau.

Việc thống nhất các chỉ tiêu, thông số về kỹ thuật, nhân công, vật liệu xây dựng, các yếu tố xã hội, yếu tố truyền thống của dân tộc trong công tác tu bổ và phục hồi di tích hiện nay là một yêu cầu khách quan phù hợp với mục tiêu đầu tư để tu bổ và phục hồi nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được đề ra trong Luật Di sản văn hoá.

Download file pdf chế bản - Định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh tại đây

Nguồn Giaxaydung.vn

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

Làng cổ Việt Nam - thách thức và bảo tồn: Bê-tông hóa và ô nhiễm

Những ngôi làng cổ đang xuống cấp rất nhanh trước sức ép thời gian. Giới nghiên cứu văn hóa và cộng đồng cư dân làng cổ lo ngại rằng, với thực trạng bảo tồn như hiện nay, không lâu nữa, các làng cổ VN chỉ còn trong ký ức.

Thực trạng này hiện đang báo động tại các làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây), Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và Bình Thủy (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).

Nhà cao tầng lấn nhà đá ong

Làng Đường Lâm có khoảng 800 nhà cổ, được xem là “bảo tàng lối sống nông thôn, lối sống nông nghiệp” của vùng châu thổ sông Hồng và cả nền văn minh lúa nước VN. Đây cũng là làng cổ đầu tiên trong cả nước được công nhận di tích quốc gia (tháng 03/2006). Những ngôi nhà cổ, giếng cổ, văn bia, đình làng... được làm từ gỗ, đá ong tạo nên một không gian văn hóa mang diện mạo đặc trưng chỉ có ở Đường Lâm.

Thế nhưng, tại Đường Lâm hôm nay, lẫn trong quần thể nhà cổ nguyên sơ, nhà cao tầng thi nhau mọc lên, chen vai thích cánh cùng những kiến trúc đá ong hàng trăm năm tuổi. Dấu ấn của làng Việt cổ đầu tiên của cả nước nay trở nên nhạt nhòa dần, thay vào đó, nỗi lo bê-tông hóa hiện rõ trên những khuôn mặt khắc khổ của các bậc cao niên.

Trước khi khởi công dự án bảo tồn và phát huy giá trị làng Việt cổ Đường Lâm có kinh phí lên tới 200 tỉ đồng, hoạt động bảo tồn ở đây chủ yếu diễn ra tự phát, không tuân theo một quy chuẩn nào. Tại Đường Lâm, chỉ có những ngôi nhà xây sau tháng 03/2006 trong “khu vực ưu tiên bảo tồn” của làng cổ thì mới giữ được nét xưa, còn những ngôi sửa chữa trước thời điểm đó và ngoài vùng quy định thì... tùy thích. Chẳng hạn, cạnh nhà của ông Kiều Anh Ban (thôn Đông Sàng, một trong 12 nhà cổ nhất Đường Lâm) là một ngôi nhà xây gạch nung quét vôi trắng xóa. Cái sự khập khiễng, chênh vênh ấy làm khách đến thăm làng hụt hẫng. Cảnh quan của một Đường Lâm cổ kính, trầm mặc bị phá vỡ không thương tiếc.

Ở Đường Lâm còn có những cảnh quan còn tức mắt hơn nhiều. Có khi ngay bên cạnh cánh cổng đá ong thâm u là chiếc cổng sắt lạnh lùng. Ngay cả đình làng cổ cũng bị cuốn vào cơn lốc... bê-tông hóa. Ví như đình làng Mông Phụ, một trong những ngôi đình đẹp nhất, cổ nhất không chỉ của Đường Lâm mà còn của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ hôm nay đã được khoác lên một chiếc áo mới. Cái ngày phá đình cũ dựng đình mới, nhiều cụ già trong làng chỉ biết đứng lặng người nhìn rồi rơi lệ. Ngôi đình mới khang trang đã mọc lên thay thế nhưng người ta vẫn tiếc cho ngôi đình cũ mái ngói xô nghiêng. Đình làng vẫn thế nhưng cái hồn đã khác xưa!

Mái tôn, nền gạch bông!

Nằm bên bờ sông Ô Lâu, ngôi làng 500 tuổi Phước Tích hội tụ hàng trăm ngôi nhà rường bằng gỗ rất độc đáo. 24 nhà cổ ở Phước Tích đã được lập hồ sơ, trình các cơ quan chức năng chờ xét công nhận là Làng di sản đầu tiên ở VN. Hiện nay, nhiều kiến trúc nhà cổ ở Phước Tích đã bị “xâm hại” bởi các loại vật liệu xây dựng tân thời. Nhà của ông Hồ Văn Hưng, 1/24 nhà cổ nhất làng, phần mái đã được lợp bằng... tôn. Quanh nhà, vách ván chắp vá, dàn cửa đã mục nát, thủng lởm chởm. Còn nhà bà Lương Thị Thanh Trãng thì đáng xót hơn. Nghe tin làng sẽ làm du lịch, bà bỏ ra hơn 100 triệu đồng để sửa lại phần trên của ngôi nhà cổ. Nhưng ý đồ sửa chữa tùy thích của chủ nhân và bàn tay vụng về của đám thợ đã làm mất đi nét cổ xưa của ngôi nhà độc đáo. Trên mái ngói liệt rêu phong nay lại xuất hiện hai hàng bê-tông chạy dọc xuống, nhìn rất khó chịu. Bậc tam cấp bước vào nhà trước đây làm bằng đất, nay được đúc bằng xi măng, nền nhà lại lát bằng gạch bông mới rợi...

Xuống cấp, ô nhiễm

Tại TP Cần Thơ, làng cổ Bình Thủy cũng lâm vào cảnh “bi đát”. Theo sử liệu địa phương, năm 1852, trong một chuyến tuần du, vua Tự Đức đổi tên làng Bình Hưng thành Bình Thủy. Đến nay, làng Bình Thủy còn giữ lại trên 30 ngôi nhà, đình chùa, trở thành một trong những làng cổ độc đáo còn sót lại ở vùng đất “chín rồng”. Tại đây có ngôi nhà cổ 5 gian, 2 chái nổi tiếng bậc nhất Nam Bộ được thiết kế theo kiến trúc kiểu Pháp do gia đình họ Dương xây dựng từ năm 1870 trên khuôn viên rộng gần 8.000 m2 (tọa lạc tại số 26/ 1A Bùi Hữu Nghĩa). Đặc biệt, bên hông nhà có một vườn lan hơn 135 tuổi nổi tiếng nhất cả nước với tên gọi “vườn lan Bình Thủy”.

Độc đáo và cổ kính là thế, nhưng ngôi nhà cổ này hiện đã xuống cấp trầm trọng: Chân tường xuất hiện nhiều vết nứt nham nhở cùng với những vết bong tróc loang lổ. Còn vườn lan nay chỉ còn sót lại vài chậu xơ xác nằm chen lẫn đám cỏ dại. Không chỉ vậy, làng cổ Bình Thủy đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Sát vách nhà cổ của họ Dương là một trại nuôi bò sữa hôi hám. Phía trước ngôi nhà này là 2 cơ sở sản xuất ngày đêm ì ầm. Nhiều hộ dân gần đó vô tư vứt rác xuống đường thoát nước của nhà cổ, gây mùi tanh lợm.

Tệ hại hơn, phía trước Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ, nơi tiếp quản dãy nhà cổ của một chủ nhân người Hoa trước đây, vỏ dừa được phơi thoải mái, trông rất mất vệ sinh. Vào mùa mưa, đoạn đường trước bệnh viện đọng nước đen quánh, rau muống dại mọc dày đặc, cỏ cây um tùm. Còn đình Bình Thủy hiện cũng bị các hộ kinh doanh “bao vây” phía ngoài, rất nhếch nhác. Ngoài ra, do cuộc sống khó khăn, nhiều người đã cho thuê nhà cổ hoặc tận dụng mặt bằng nhà cổ để mở tiệm sửa xe, quán ăn, điểm bi-da..., khiến bức tranh làng cổ trở nên nham nhở.

Mảnh hồn quê...

Cách đây vài năm, ông Nguyễn Quốc Dương từ Hà Nội về Đường Lâm mua một mảnh đất ở ngay giữa khu vực bảo tồn (thôn Mông Phụ). Người làng ai cũng tưởng vị khách giàu có này sẽ xây biệt thự hay nhà cao tầng. Thế nhưng ông Dương đã nhờ một chủ nhân nhà cổ trong làng tư vấn để xây dựng một ngôi nhà đá ong, lợp lá cọ, cổng gỗ kiểu cổ, “rặt” Đường Lâm! Nhìn ngôi nhà của ông Dương, nhiều người dân Đường Lâm đã phải tự vấn về ý thức giữ gìn nhà cổ, làng cổ của mình. Ông Dương tâm sự: “Tôi làm việc ở Hà nội, chỉ về Đường Lâm nghỉ vào dịp cuối tuần. Mình gốc gác nông thôn nên vẫn luôn hoài niệm về không gian thôn dã. Trong tâm thức của người Việt ai cũng có một mảnh hồn quê, nên thích được sống trong nhà mái lá, xây bằng đá ong...".


Theo Người lao động, 13/08/2007

Nguồn Diễn đàn Doanh nghiệp

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Làng cổ Khúc Thủy

(VOV) - Nằm ven tả ngạn sông Nhuệ, làng Khúc Thủy (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) còn lưu giữ được nhiều nét đặc trưng của một làng cổ Việt.

Đó là mái đình, ngôi chùa rêu phong cổ kính, những ngôi nhà cổ, lối ngõ, cổng làng… theo kiến trúc cổ.

Do điều kiện thuận lợi “nhất cận thị, nhị cận giang” nên từ xa xưa kinh tế của làng rất khấm khá, có lẽ vì vậy mà những ngôi nhà ở đây được xây dựng to đẹp, đàng hoàng và đường làng cũng khang trang.

Photobucket
Cổng làng

Photobucket
Đình Khúc Thủy

Cổng đình Khúc Thủy làm kiểu tam quan chùa, phía trên có gác chuông. Hằng năm, vào rằm tháng Hai âm lịch, dân làng Khúc Thủy mở hội lớn rước tưởng niệm công đức vị Thành hoàng. Tư liệu còn lưu giữ cho biết, vị Thành hoàng làng là Trần Thông, con trai của danh tướng Trần Khát Chân đời Trần.

Photobucket
Trống ở đình làng
Photobucket
Chùa làng Khúc Thủy

Photobucket
Giếng làng có từ xa xưa

Bất chấp làn sóng đô thị hóa, đến nay người dân Khúc Thủy vẫn có ý thức lưu giữ những ngôi nhà cổ có từ đời cha ông và mong muốn duy trì được đến mai sau, để không làm mất đi nét riêng của làng cổ này.

Photobucket
Photobucket
Photobucket

PhotobucketPhotobucket
Nhà, cửa vẫn giữ lối cổ

Photobucket

Photobucket

Lê Bích (thực hiện)

Nguồn VOVNEWS

Người theo dõi

Datos personales